CMC sẽ đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia

Lãnh đạo tập đoàn công nghệ CMC tin rằng, “với hơn 31 tuổi đời, CMC sẽ tạo nên sự đa dạng về năng lực để đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia”.

Nhận định về chiến lược của CMC trong năm 2024 và tương lai, chủ tịch hội đồng quản trị – chủ tịch điều hành Nguyễn Trung Chính chia sẻ: “CMC chú trọng đầu tư mạnh mẽ cả về chất lượng công nghệ và năng lực con người, linh hoạt với xu thế thị trường và kiên định với mục tiêu phát triển”.

CMC
Những giải pháp công nghệ của CMC đã được thừa nhận trong và ngoài nước. Trong ảnh: robot của CMC. Hình: T.Lưu

Sẵn sàng cho AI!

CMC tập trung cải thiện trải nghiệm số của khách hàng và người dùng cuối thông qua các giải pháp: CX (nền tảng quản lý trải nghiệm khách hàng đa kênh), ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp)… Xuất phát từ nền tảng là nhà dịch vụ tích hợp (system integration – SI) cùng với năng lực kinh nghiệm cung cấp dịch vụ, giải pháp, CMC TS có đủ thế mạnh trong việc tận dụng AI để tái thiết kế vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Trong nhiều năm qua, CMC TS đã nhận nhiều giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây xuất sắc nhất Việt Nam, top 10 nhà cung cấp giải pháp Microsoft tại châu Á – Thái Bình Dương… Tính đến nay, đội ngũ chuyên gia của CMC TS đã thực hiện hơn 2.000 dự án. Năm 2024, CMC TS hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác lợi ích từ việc áp dụng và chuyển đổi số với AI.

Khối hạ tầng số với trụ cột là CMC Telecom đã cung cấp hạ tầng số toàn diện cho nhóm ngân hàng – tài chính cho các tập đoàn đa quốc gia, trong đó hơn 50% các doanh nghiệp lớn trong TOP VNR500… Hiện CMC Telecom dẫn đầu thị trường điện toán đám mây với nền tảng CMC cloud. Năm 2023, nền tảng điện toán đám mây CMC cloud đã nhận giải bạc “Make in Viet Nam xuất sắc 2023 cho kinh tế số”.

CMC
Chủ tịch hội đồng quản trị – chủ tịch điều hành Nguyễn Trung Chính đã có nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của CMC với chuyển đổi số nước nhà. Hình: T.Lưu

Dẫn dắt chuyển đổi số với AI

Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm, CMC đã có những bước chuyển mình trở thành nhà tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho các mô hình chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…

Các ứng dụng công nghệ AI của CMC như: hợp đồng điện tử C-contract, phần mềm ký số C-sign đã chuyển giao cho hơn 500 khách hàng ở các mô hình: chính quyền số, ngân hàng số, giao dịch chứng khoán, bảo hiểm. Năm 2022, hợp đồng điện tử C-contract lọt top 10 giải pháp số xuất sắc Make in Vietnam.

CMC Global, khối kinh doanh quốc tế của CMC với hơn 3.000 nhân sự đã giải nhiều bài toán tại các lĩnh vực khác nhau như điện toán đám mây, phân tính dữ liệu, IoT và RPA…

CMC
TS. Đặng Minh Tuấn, viện trưởng CMC ATI. Hình: T.Lưu

Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC (CMC ATI) tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ AI có tính ứng dụng cao. TS. Đặng Minh Tuấn, viện trưởng CMC ATI nhấn mạnh: “Mục tiêu của CMC ATI tập trung vào các sản phẩm ứng dụng. Hiện nay, CMC ATI tập trung xây dựng hệ sinh thái sản phẩm công nghệ tương tác ở 6 lĩnh vực chính: thiết kế chip, AI, dữ liệu lớn, dữ liệu mạng xã hội, internet vạn vật – thiết bị thông minh – xử lý ảnh (IoT) và công nghệ chuỗi khối/ an toàn thông tin (blockchain)…”.

Sau 10 năm, CMC ATI đã thực hiện thành công hơn 20 sản phẩm công nghệ lõi dựa trên nền tảng AI: CIVAMS (giải pháp phân tích và quản lý hình ảnh thông minh), C-voice (giải pháp nhận dạng và chuyển đổi qua lại giữa văn bản giọng nói), C-OCR (giải pháp chuyển đổi nhận dạng chữ từ giấy tờ dạng ảnh), C-meet (họp không giấy), C-chatbot (giải pháp cung cấp trợ lý ảo đa ngôn ngữ)… Năm 2023, giải pháp nhận diện khuôn mặt CIVAMS của CMC ATI đã được viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (NIST) ghi nhận lọt vào top 12 thế giới và đứng top 1 Việt Nam về công nghệ nhận diện khuôn mặt (face recognition technology evaluation – FRTE), C-OCR thuộc nhóm đoạt giải cao nhất trong cuộc thi AI Challenge do TP.HCM tổ chức năm 2022. Theo định hướng chiến lược, các nền tảng quản lý được AI hỗ trợ của CMC ATI phát triển có giá trị cao hơn.

Vân Khôi

Có thể bạn quan tâm: